THÔNG TIN ĐÀO TẠO NGHỀ
LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CƠ KHÍ
Tên nghề: Lắp Đặt Thiết Bị Cơ Khí
Mã ngành nghề: 6520113
Trình độ đào tạo: Cao Đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương;
Giới thiệu chung:
Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều nhà máy xí nghiệp ra đời đòi hỏi cần nhiều thợ để lắp đặt các thiết bị máy móc phục vụ sản xuất.
Nhiệm vụ của người thợ lắp máy là lắp đặt, kiểm tra, hiệu chỉnh và bảo dưỡng các máy móc, thiết bị cơ khí, thiết bị nâng chuyển như: Băng tải, cần trục, máy gia công kim loại, máy bơm, máy nghiền, lò nung Clinke, thiết bị lọc bụi tĩnh điện, tuốc bin thang máy, …
Kiến thức nghề nghiệp:
- Đọc được các bản vẽ trong thi công lắp đặt;
- Phân tích, giải thích được các yêu cầu kỹ thuật quan trọng;
- Tính được độ bền của các cấu kiện và chi tiết máy thông dụng;
- Nêu được nguyên lý, cấu tạo, công dụng của các dụng cụ đo, kiểm tra;
- Tính toán, lựa chọn được các dụng cụ, thiết bị nâng chuyển thông dụng và hiện đại;
- Trình bày được quy trình lắp đặt các thiết bị cơ khí trong dây chuyền sản xuất của nhà máy;
- Phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp xử lý sự cố thường gặp trong hoạt động của nghề;
- Trình bày được nguyên lý, cấu tạo và cách sử dụng của các dụng cụ, thiết bị tháo lắp, căn chỉnh máy;
- Trình bày được kiến thức cơ bản về an toàn lao động trong nghề và an toàn lao động của nước ta hiện nay.
- Xác định được tỷ số truyền của các bộ truyền động cơ khí, tính toán được kích thước của các chi tiết ở một số mối ghép thông dụng;
Khả năng làm việc:
Sinh viên học nghề lắp đặt thiết bị cơ khí có thể tính toán, lựa chọn sử dụng được các dụng cụ:
- Thiết bị nâng chuyển thông dụng và hiện đại;
- Kiểm tra, thử nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị.
- Sử dụng thành thạo dụng cụ đo và kiểm tra, dụng cụ tháo lắp, dụng cụ căn chỉnh;
- Lắp đặt, căn chỉnh được các bộ phận cơ khí trong dây chuyền sản xuất, nhà máy;
- Lập được quy trình lắp đặt các thiết bị cơ khí trong dây chuyền sản xuất của nhà máy;
Cơ hội việc làm:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp làm việc tại:
- Nhà máy các dây chuyền sản xuất,
- Các công trình xây lắp công nghiệp.
- Và có khả năng thực hiện nhiệm vụ quản lý tổ, nhóm ở các đơn vị sản xuất thi công lắp đặt.
Các môn học chính:
1 | Hình học hoạ hình | 12 | Nguội cơ bản |
2 | Vẽ kỹ thuật | 13 | Lắp mạch điện đơn giản |
3 | Dung sai và lắp ghép | 14 | Hàn điện cơ bản |
4 | Cơ lý thuyết | 15 | Bảo dưỡng và sử dụng thiết bị nâng đơn giản |
5 | Sức bền vật liệu | 16 | Lắp đặt máy gia công kim loại |
6 | Vật liệu cơ khí | 17 | Lắp đặt máy bơm |
7 | Chi tiết máy | 18 | Lắp đặt băng tải |
8 | Máy nâng chuyển | 19 | Lắp đặt cầu trục |
9 | Kỹ thuật an toàn và bảo hộ ao động | 20 | Lắp đặt máy nghiền nguyên liệu |
10 | Quản lý doanh nghiệp và tổ chức sản xuất | 21 | Lắp đặt lò nung clinker |
11 | Đo kiểm kích thước và vị trí | 22 | Lắp đặt thiết bị lọc bụi tĩnh điện |
